Rutin là hoạt chất tự nhiên có mặt trong nhiều loại thực phẩm, trong đó nhiều nhất là nụ hoa hòe. Đây là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền thành mạch. Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt vỡ…
Cây Hòe được trồng nhiều trong tự nhiên ở miền Bắc nước ta.
Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, cây hoa hòe còn được gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa (Sophora japonica L) là loài thực vật thuộc họ Đậu, là giống cây bản địa Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản. Cây hoa hòe cao 7 – 10m, có khi tới 25m với hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt. Cây sống lâu năm, trồng sau 3 – 4 năm mới thu hoạch được hoa. Mùa hoa hòe nở rộ từ tháng 7 – 9 Âm lịch. Tại Việt Nam, cây hoa hòe được trồng làm cảnh, dùng làm thuốc và phơi hãm làm nước uống giải nhiệt.
Theo Đông Y, hoa hòe có vị đắng, tính hơi hàn (khí lạnh mà trầm) quy kinh can, đại tràng, có công năng lương huyết, chỉ huyết, dùng trong các trường hợp huyết nhiệt, có tác dụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, chảy máu cam hoặc ho ra máu, rong kinh (ở phụ nữ)…
Ngoài ra, hoa hòe còn được dùng nhiều trong bệnh lý tăng huyết áp, giúp ổn định huyết áp và phòng ngừa tai biến rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp và mao mạch dễ vỡ đứt.
Để chữa bệnh người dân thường thu hái cả hoa hòe và nụ hoa hòe về phơi khô rồi ướp với nước nóng thành trà để uống. Tuy nhiên, theo các thầy thuốc Đông y, hoa hòe tốt nhất là thứ hoa đầu mùa sắp nở nhưng chưa nở, còn nguyên vẹn, không vụn nát, màu vàng, không tạp chất, chọn ngày Thu nắng to rồi đem phơi khô hoặc sấy. Cây càng lâu năm thì tác dụng chữa bệnh của hoa hòe càng tốt.
Hoa hòe có dược tính cao và chứa nhiều các thành phần hóa học như: Rutin, Betulin, Soporradiol, Glucuronic acid (Theo Trung Dược Học); Azukisaponin, Soyasaponin, Kaikasaponin, Quercetin, Betulin, Sophoradiol (Theo Tạp chí Sinh Dược học, Nhật Bản), Isorhamnetin, Dodecenoic acid, Myristic, Tetradecadieoic acid, Arachidic acid, Beta-Sitosterol…
Nụ hoa hòe được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y về ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ ổn định huyết áp
Thành phần trong hoa hòe được đánh giá cao nhất là Rutin hay Rutosid. Đây là một loại vitamin P được phát hiện bởi Albert Szent-Györgyi – một nhà khoa học người Hungary, người đã đạt Giải thưởng Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1937. Rutin có tác dụng chủ yếu là bảo vệ sức chịu đựng bình thường của mao mạch. Thiếu chất vitamin này, tính chất chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt vỡ, hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng do thiếu vitamin C, gần đây mới phát hiện sự liên quan đến vitamin P.
Rutin là một bioflavonoid, có thể hỗ trợ cơ thể hấp thu vitamin C. Nó cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa để ngăn chặn các tổn thương do gốc tự do, và có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp. Rutin không những dùng để phòng đột quỵ, còn sử dụng cho những người hồi phục từ sau cơn đột quỵ và các bệnh xuất huyết khác nhờ tác dụng tăng cường và xây dựng lại các mạch máu bị hư hỏng.
Theo Đông y, để cầm máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, phòng và trị chứng tăng huyết áp, hoặc niêm mạc miệng, lưỡi bị lở loét… có thể dùng 4 – 6gr hoa hòe sao vàng, hãm uống.
Tuy nhiên, vì có tính hơi lạnh, do đó những người tì vị hư hay đau bụng do lạnh, chậm tiêu thì không nên dùng hoa hòe hạ huyết áp. Nếu dùng thì phải phối hợp với các dược liệu khác có tính ấm nóng và thực hiện theo hướng dẫn của thấy thuốc.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ dược phẩm, các nhà khoa học đã bào chế thành công sản phẩm từ thảo dược có chứa các thành phần như: Đan sâm, hoa hòe, hoạt chất sinh học immunesoyz chiết xuất từ đậu tương Nhật Bản cũng có thể giúp người bệnh tăng huyết áp ngăn ngừa xơ vữa động mạch tăng nặng, hỗ trợ giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê bì, nhức mỏi chân tay, mất ngủ.
TÓM TẮT:
HOA HÒE chứa Rutin giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu và chứa Vitamin P giúp làm bền thành mạch máu, từ đó tăng lưu lượng tuần hoàn máu, TỐT NÃO KHỎE TIM.
(Hoa hòe có những tác dụng chữa bệnh sau: Hoa hòe có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu đã tổn thương.Tác dụng chống viêm. Làm giảm sự tiêu hao oxy của cơ tim. Tác dụng cầm máu (hoa hòe sao cháy). Tác dụng hạ huyết áp; bảo vệ gan (rutin), chống kết tập tiểu cầu (rutin, quercetin); hạ cholesterol máu; cường tim và giãn động mạch vành; giải co thắt cơ trơn phế quản và ruột (quercetin).)