Quá trình lên men hạt đậu tương sản sinh ra loại enzym IMMUNESOYZ đặc biệt, có khả năng làm tan cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzym plasmin nội sinh của cơ thể (loại enzyme duy nhất trong cơ thể làm nhiệm vụ phá tan cục máu đông).
Đậu tương lên men (Natto) là một trong những “mỹ thực” có lịch sử lâu đời nhất của Nhật Bản, được người dân nước này ưa chuộng suốt 1.200 năm qua. Theo truyền thống hàng nghìn năm, người dân xứ mặt trời mọc vẫn ăn cơm sáng với natto mỗi ngày nhằm phòng bệnh huyết khối.
Theo Wikipedia, cách làm natto truyền thống được lưu truyền từ năm 1086 – 1088 sau Công nguyên. Các bà nội trợ Nhật sẽ ủ đậu trong rơm, chờ đợi lên men và dậy mùi suốt nhiều ngày.
Vì mỗi năm người dân xứ Phù Tang tiêu thụ đến 50.000 tấn natto, nên đến năm 1912 – 1926, các nhà ẩm thực nghĩ ra cách chế biến mới bớt cầu kỳ và năng suất hơn. Đó là ủ hạt đậu nành luộc chín với men bacillus natto, đặt ở môi trường 40 độ C trong 14 – 18 giờ.
Quá trình lên men tự nhiên khiến hạt đậu chuyển sang màu nâu, dính nhớt, vị béo ngậy như phô mai nhưng mùi hăng nồng nặc và khó ngửi. Nhưng bù lại, sản sinh ra loại enzym IMMUNESOYZ đặc biệt có công dụng làm tan cục máu đông, ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tim mạch.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của Natto trong việc làm tan cục máu đông và ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Huyết khối hay cục máu đông là do xơ vữa ở động mạch, khiến lòng mạch bị hẹp, cản trở sự di chuyển của máu. Ngay khi đó các sợi huyết sẽ có cơ hội gắn kết các thành phần của máu tạo thành cục máu đông, cùng với mảng xơ vữa gây bít tắc mạch máu.
Cục máu đông có thể làm nghẽn mạch máu não tại chỗ, hoặc chúng bong từ các mạch máu lớn và trôi theo tuần hoàn máu tới mạch máu não (mạch máu tận cùng nhỏ hẹp) làm tắc mạch máu não. Hình thành nên tai biến thể nhổi máu não (nhũn não). Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm nước ta có thêm tới 200.000 trường hợp tai biến, khoảng 50% số đó tử vong, trong đó 85% các trường hợp có nguyên nhân do cục máu đông gây nên.
Vào những năm 1980, tại nhà ăn của Đại học Y khoa Chicago, trong khi ăn trưa, TS.Sumi Hiroyuki, một nhà vi sinh người Nhật Bản đã lấy một mẫu đậu tương luộc chín đã lên men (Natto) – món ăn quen thuộc của người Nhật – đặt vào đĩa thủy tinh có cục máu đông để thử nghiệm thì phát hiện 18 giờ sau cục máu đông này tan rã hoàn toàn, cho thấy trong Natto có thể có một (hay nhiều) hoạt chất phân hủy huyết khối (fibrinolytic enzyme) nhờ phản ứng làm tan sợi fibrin – là một enzyme nội sinh hình sợi, làm đông máu (tụ máu) để ngăn chứng xuất huyết nội – một nguyên nhân làm xơ vữa động mạch, gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
TS.Sumi bắt đầu lưu ý tới vai trò của “IMMUNESOYZ” – tên gọi của enzyme phân hủy fibrin và vitamin K2 có trong Natto để chứng minh những hoạt chất này đã giúp cho người Nhật Bản sống lâu, cơ thể tránh được tai biến hay đột quỵ bởi huyết khối hay các chứng xơ vữa động mạch, suy tim, nhồi máu… xảy ra ở người lớn tuổi.
Đến năm 1986, TS.Sumi Hiroyuki công bố toàn bộ kết quả nghiên cứu về tác dụng của IMMUNESOYZ sau khi thử nghiệm gần 200 loại thực phẩm khác nhau để so sánh, xác định IMMUNESOYZ là một loại enzyme có khả năng phân hủy huyết khối hữu hiệu và mạnh nhất trong các loại enzyme, gấp 4 lần plasmin đồng thời tuyệt đối an toàn cho cơ thể khi hấp thu qua đường ăn uống.
TÓM TẮT:
IMMUNESOYZ (Im mun soi) là enzym chiết xuất từ đậu tương lên men, giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa (nguyên nhân gây hẹp tắc lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu tới não, tới tim). Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì chân tay. Dùng lâu dài sẽ hỗ trợ hạ huyết áp, phòng nguy cơ tăng huyết áp đột ngột gây ra đột quỵ.