Chào bác sĩ, tôi 65 tuổi thường xuyên bị đau đầu, xây xẩm, mất ngủ do có bệnh huyết áp cao, mỡ máu cao hơn 10 năm nay, thường xuyên phải dùng thuốc hạ áp. Xin hỏi tôi có nguy cơ xơ vữa động mạch không? Và xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến tim, não, chân tay như thế nào? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi?
(Bùi Thanh Hải, 65 tuổi – Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Chào bác Bùi Thanh Hải, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đến sản phẩm Minh Thông Vương New. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bác như sau:
Xơ vữa động mạch (hay còn gọi là vữa xơ động mạch) đã có từ trong bào thai, khi tuổi tác càng cao thì xơ vữa động mạch ngày càng dày lên và xơ cứng ở thành động mạch và thường xảy ra ở các động mạch lớn, trung bình như tim, não, các chi,… Theo các nhà nghiên cứu y học, nguy cơ xơ vữa động mạch dưới 20 tuổi có khoảng 17%, từ 20-39 tuổi chiếm khoảng 37%, từ 40-49 tuổi chiếm 60% , ngoài 50 tuổi lên đến tận 85% .
Người huyết áp cao, mỡ máu cao hay bệnh lý tim mạch có mảng xơ vữa động mạch thường gặp các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tê bì chân tay. Tuỳ theo vị trí Xơ vữa động mạch sẽ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm khác nhau, đặc biệt là trên não và tim. Vậy chi tiết cụ thể là như thế nào?
Các cơ quan trong cơ thể chúng ta, muốn phát triển hoạt động bình thường phải có sự cung cấp của các dưỡng khí, dưỡng chất do hệ tuần hoàn đưa lại. Ở những người có bệnh lý nền huyết áp cao, mỡ máu cao, tim mạch khi các mạch máu bị tổn thương như hẹp lòng động mạch bởi các mảng xơ vữa, thậm chí có thể gây bít tắc hoặc thành mạch dày lên.
Từ đó, sự co giãn mạch máu bị kém đi và làm cho lưu lượng tuần hoàn đến nuôi các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm. Ở cơ quan nào gây ra triệu chứng ở cơ quan đó, tùy theo tính chất mức độ và thể trạng của từng người .
Ví dụ, xơ vữa động mạch nuôi tim, nhẹ có thể gây ra tình trạng đau nhói ngực trái, rồi có thể gây cơn đau thắt ngực điển hình hoặc không điển hình, thậm chí là có thể gây rối loạn nhịp tim, nhịp tim quá chậm, nhịp tim quá nhanh, hoặc lúc nhanh lúc chậm, cuối cùng một trong những biến chứng rất là nguy hiểm của tình trạng xơ vữa động mạch vành, đó là gây tắc mạch và gây nhồi máu cơ tim.
Thứ 2 là chúng ta nói đến não, nó là cơ quan có thể nói tỷ trọng rất là thấp, nhưng lại dùng đến lượng dưỡng khí đến 20%, cho nên khi lưu lượng tuần hoàn máu lên nuôi não qua động mạch cảnh hay động mạch khác mà suy giảm thì lập tức nó làm cho não của chúng ta bị rối loạn các hoạt động, các tế bào não rơi vào tình trạng thiếu oxy, gây ra các triệu chứng ví dụ: đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, hay quên, suy giảm trí nhớ, tê bì chân tay, thậm chí có thể gây ra các tình trạng thiếu máu não tạm thời hoặc thoáng qua, như tự nhiên đang cầm đũa rơi xuống, một tay bị liệt sau đó hồi lại ngay, hay là bị mù đột ngột.
Nếu nặng hơn, có thể gây hẹp, thậm chí tắc mạch, dẫn đến tình trạng đột quỵ não hay còn gọi tai biến mạch máu não, với hai thể hay gặp tắc mạch (nhồi máu não) hay vỡ mạch (xuất huyết não).
Biến chứng ở tứ chi, đặc biệt là hai chi dưới, các động mạch bị xơ vữa, lượng máu đến nuôi chi dưới sẽ bị suy giảm và từ đó gây tê bì chân tay, lạnh chân tay rồi đau cách hồi, sau đó nếu chúng ta điều trị không tốt thì nó có thể gây tắc mạch từng đoạn một. Và nó gây ra tình trạng hoại tử khô và thậm chí chúng ta phải tiến hành biện pháp cắt cụt và bệnh nhân trở thành người tàn phế.
Lời khuyên giúp phòng và điều trị xơ vữa động mạch, giúp cải thiện tình trạng đau đầu, xây xẩm, mất ngủ, tê bì chân tay; dự phòng nguy cơ đột quỵ ở người có bệnh lý nền Huyết áp cao, mỡ máu cao, bệnh lý tim mạch.
Như chúng ta đã biết, quá trình xơ vữa động mạch tiến triển theo thời gian, theo tuổi tác, tuy nhiên để giúp hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, giúp cải thiện tình trạng đau đầu, xây xẩm, mất ngủ, tê bì chân tay; dự phòng nguy cơ đột quỵ ở người có bệnh lý nền Huyết áp cao, mỡ máu cao, bệnh lý tim mạch chúng ta nên và không nên làm điều gì?
NÊN
Thứ nhất, chúng ta phải có chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại hạt, các loại rau củ quả. Cung cấp đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày.
Thứ hai: Đừng quên thể dục mỗi ngày. Chúng ta cần vận động nhẹ nhàng, chơi một số môn thể thao đơn giản, vừa sức với thời gian 30 – 40 phút/ngày. Có thể chọn những môn thể thao như đi bộ vừa, chạy bộ, hay ngồi thiền, tập yoga,…chúng ta làm việc phải sắp xếp được thời gian thư giãn nghỉ ngơi, hoạt động thay đổi tư thế liên tục tránh ngồi một tư thế gò bò
Thứ ba: Ở người có bệnh lý nền huyết áp cao, mỡ máu cao, tim mạch nên đi khám định kì thường xuyên, tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ điều trị, uống thuốc đều đặn hàng ngày và thông báo liên tục cho bác sĩ tình hình sức khoẻ để được theo dõi tốt nhất.
Thứ tư: Trong quá trinh điều trị lâu dài, chúng ta nên kết hợp dùng thêm các sản phẩm thảo dược được Bộ Y Tế công nhận và thuộc các Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước để uy tín về nguồn gốc, hiệu quả cao, hạn chế được tác dụng phụ của thuốc Tây y, tránh tiền mất tật mang.
KHÔNG NÊN
-Giảm cân nếu bạn thừa cân và béo phì.
– Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, nhiều muối mặn hay ăn quá ngọt.
-Hạn chế ăn tối muộn.
-Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá. Đồ uống có cồn, ga.
– Không nên tự ý bỏ thuốc điều trị.